VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CityHomesVietnam | Quản lý, Khai Thác Bất Động Sản & Điện Năng Lượng Mặt Trời

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý chung cư. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường chính là đảm bảo cho cư dân cuộc sống trong lành, khỏe mạnh. Dưới đây là những tiêu chuẩn tối thiểu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong đời sống chung cư:
 
  1. Mỗi gia đình cần có một thùng rác có nắp đậy với kích cỡ thích hợp; nhân viên làm sạch sẽ tiến hành dọn dẹp theo lịch trình cố định trong ngày. Không được để thùng đựng rác trong hành lang chung và lối đi vì có thể gây cản trở cho người qua lại cũng như thu hút chuột, gián và các loài sâu bọ khác.
  2. Thường xuyên tiến hành dọn dẹp và bảo trì máng rác và họng rác. Rác tích tụ trên bề mặt của hành lang, mái nhà, sân… cũng cần được dọn dẹp ngay để tránh gây tắc nghẽn đường cống. Cần xử lý ngay các dấu hiệu tắc nghẽn trên.
  3. Các khu vực của tòa nhà như mái nhà, giếng trời, vườn và khối đế cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh nước tù đọng và loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.
  4. Không được để các đồ nội thất và các vật dụng cồng kềnh ở khu vực cửa thoát hiểm. CityHomes sẽ có lịch trình dọn dẹp định kỳ tại các khu vực cần thiết trong tòa nhà cư.
  5. Các vật dụng có cạnh sắc nhọn hoặc có tính chất nguy hiểm (như vật liệu dễ cháy nổ, ăn mòn) phải được đóng gói và xử lý riêng. Các loại rác thải như báo cũ, nhựa, kim loại, chai nhựa cũng như các vật liệu tương tự khác phải được phân loại cho mục đích tái chế.
Tái chế và phân loại rác thải
Dưới đây là các quy định chung về việc phân loại rác thải nhằm mục đích xử lý, tái chế rác thải, bảo vệ môi trường.
  1. Các dụng cụ sử dụng cho việc phân loại và xử lý rác thải được để ở khu vực công cộng như các họng rác hay tại chân cầu thang để thuận tiện cho cư dân.
  2. Bố trí các dụng cụ, thiết bị phân loại và xử lý rác thải ở vị trí phù hợp, không gây cản trở tới đường thoát hiểm của chung cư cũng như tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.
  3. Các loại rác thải có thể tái chế bao gồm giấy báo, nhựa (ví dụ: hộp nhựa, túi nhựa…), kim loại (như: hộp sữa, xoong nồi), quần áo cũ, máy tính, thiết bị điện – điện tử và pin sạc.
  4. Đảm bảo các dụng cụ, thiết bị phân loại và tái chế rác thải được duy trì ở điều kiện và vệ sinh tốt, tránh gây phiền phức cho cư dân.
  5. Cư dân không được bỏ các loại chất thải gây ô nhiễm vào trong các thiết bị phân loại và tái chế rác thải.
  6. Thường xuyên thu lượm các loại rác có thể tái chế và lưu trữ các loại vật liệu này tại vị trí phù hợp như họng rác, khu vực đựng rác trước khi đưa đi tái chế.
  7. Ghi chép cụ thể về số lượng, thời gian chuyển các vật liệu đi tái chế.
  8. Cần treo các áp phích quảng cáo ở các vị trí dễ nhìn thấy nhằm tuyên truyền cho việc phân loại rác thải.
  9. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.
  10. Thông báo cho cư dân về số lượng các vật liệu tái chế đã thu thập được.
#CITYHOMESVIETNAM
Đối tác

0934 157 857