• Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Sao Mai
  • Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Sao Mai Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Sao Mai

    Bản đồ
    https://www.google.com/maps/@10.4730204,105.0212187,6563m/data=!3m1!1e3

    Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Sao Mai

       Ngày đăng: 10-08-2019 11:29:23 PM - Lượt xem 591

     

    NDĐT – Giai đoạn 1 của dự án Nhà máy điện mặt Trời Sao Mai Solar PV1 có kinh phí đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, công suất 104 MWp, xây dựng trên diện tích 120ha tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, sau bốn tháng thi công khẩn trương đã đi vào hoạt động.

     

    Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai ở An Giang

    Toàn cảnh cánh đồng điện năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm ở An Giang.

    Sáng 6-7, tại ấp An Thạnh, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar PV1. Đây là dự án điện năng lượng mặt trời đầu tiên của tỉnh An Giang với quy mô 275ha, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, tổng công suất phát điện 210 MWp và được chia làm hai giai đoạn. Dự án được thi công bởi nhà thầu Sterling Wilson - Tập đoàn Ấn Độ về công nghệ năng lượng tái tạo và Công ty Tư vấn III, Bộ Công thương thiết kế. Giai đoạn 1, có kinh phí đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, công suất 104 MWp, xây dựng trên diện tích 120ha, khởi công vào giữa tháng 2-2019. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được đóng điện trước 31-12-2019.

    Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại An Giang.

    Do tiến độ thi công khẩn trương, tập đoàn Sao Mai phải huy động khoảng 2.000 cán bộ, kỹ sư, tư vấn, giám sát, lao động. Nhà máy điện mặt trời Sao Mai nằm ngay dưới chân Núi Cấm tại An Giang sử dụng khoảng 8.000 tấn thiết bị linh kiện có công nghệ hiện đại. Trong đó, hơn 300 nghìn tấm pin năng lượng mặt trời được lắp ráp trên trụ đỡ cao 1,8m, sử dụng 38 Inverter và 60 nghìn trụ đỡ kết nối với hơn một triệu mét cáp.

    Tính ưu việt của năng lượng tái tạo sẽ mở ra giai đoạn mới trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của An Giang và cả nước. Trong tương lai, điện mặt trời, điện gió sẽ là những nhân tố chống ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dần thay thế năng lượng hóa thạch.